Doanh Nghiệp Hoá Rồng Với Chiến Lược Thương Hiệu Của Coca Cola - Mai Ba Phuc

Doanh Nghiệp Hoá Rồng Với Chiến Lược Thương Hiệu Của Coca Cola

| Kiến thức marketing thương hiệu

Không thể phủ nhận rằng chiến lược thương hiệu của Coca Cola chính là điều khiến cho doanh nghiệp thành lập từ tận trước thế kỷ 20 này, có thể tồn tại và phát triển vượt bậc để trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới hiện nay.

Bạn có thể kể tên bao nhiêu thương hiệu hay công ty đã xuất hiện từ trước năm 1900? Có bao nhiêu cái tên sẽ lập tức hiện ra trong đầu bạn, nếu được yêu cầu hãy liệt kê nhanh một số thương hiệu hàng đầu thế giới? Chúng tôi dám chắc rằng trong số đó không thể thiếu đi cái tên lẫy lừng toàn cầu Coca Cola. Hơn 130 năm hình thành và phát triển chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tầm quan trọng đến từ chiến lược thương hiệu của Coca Cola, cũng như những giá trị mà thương hiệu nước giải khát này đã và đang mang lại.

Quy tắc xây dựng chiến lược thương hiệu của Coca Cola

Coca Cola không đơn thuần là một doanh nghiệp đủ sức tồn tại trong suốt hơn một thập kỷ. Họ có những quy luật cho riêng mình trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Từ đó trở thành một công ty không chỉ cung cấp cho nhân loại thứ nước uống có ga màu hổ phách, mà còn mang đến những giá trị không tưởng cho thế giới để trở thành một thương hiệu có thể xuất hiện ở bất cứ mọi nơi.

chiến lược thương hiệu của coca cola

  • Sáng tạo và sáng tạo không ngừng

Quy tắc đầu tiên khi xây dựng chiến lược thương hiệu của Coca Cola là đề cao sự sáng tạo. Trong từng sản phẩm mà đội ngũ của mình làm ra, từ những đoạn quảng cáo mang tính lan tỏa cho đến mỗi chai nước mang lại sự sảng khoái cho người tiêu dùng, Coca Cola luôn ưu tiên và đặt sức sáng tạo của từng cá nhân vượt lên trên tất cả. Trước là để người tiêu dùng trở thành những fan hâm mộ đích thực của thương hiệu. Sau đó sẽ biến họ trở thành khách hàng trung thành với mỗi sản phẩm đến từ Coca Cola.

  • Công ty cho mọi người và vì mọi người

Nếu từng xem các đoạn quảng cáo của Coca Cola thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra một điều. Đó là sự xuất hiện của các hiệu ứng lan tỏa tinh thần kết nối. Mối liên kết giữa người với người là chất keo không thể thiếu trong xây dựng chiến lược thương hiệu. Coca Cola trong hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, luôn không ngừng bày tỏ giá trị của sự kết nối và biến nó trở thành một biểu tượng của công ty – thay vì sử dụng chính sản phẩm mà họ đang bán ra.

  • Phải tạo ra bản sắc cho thương hiệu

Chúng ta đều biết rằng Coca Cola là một công ty bán nước ngọt có ga. Nhưng tại sao hình ảnh của họ lại có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, ngay cả trên những chiếc áo thun hay nón lưỡi trai mà nhiều người vẫn thường sử dụng? Nguyên nhân đến từ chính bản sắc được tạo nên trong chiến lược thương hiệu của Coca Cola. Họ luôn hướng đến phong cách thiết kế sản phẩm đơn giản nhưng phải giữ lại được sự bắt mắt.

Theo nghiên cứu sự giản đơn trong thiết kế sẽ mang đến nhiều thuận lợi cho nhà bán hàng. Người tiêu dùng có xu hướng bị thu hút bởi những sản phẩm có ngoại hình đơn giản. Họ cũng sẽ ưu ái chọn mua sản phẩm như thế nhiều hơn. Coca Cola cũng đầy ẩn ý khi chọn màu chủ đạo cho thương hiệu và sản phẩm là màu đỏ. Không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc trong mắt người mua hàng, đó còn là một lời tuyên ngôn mạnh mẽ cho bản sắc mà công ty này vẫn đang ngày đêm tạo dựng.

chiến lược thương hiệu của coca cola

Bài học xây dựng chiến lược thương hiệu của Coca Cola

Bên cạnh những quy tắc trong tạo dựng chiến lược thương hiệu, Coca Cola cũng đồng thời rút ra được nhiều bài học từ cả thành công lẫn thất bại trong quá trình gây dựng tên tuổi. Nếu bạn nghĩ một thương hiệu lẫy lừng như Coca Cola chưa từng thất bại trong chiến lược kinh doanh. Vậy thì bạn đã lầm to và những dẫn chứng dưới đây sẽ cho thấy điều đó.

  • Tính nhất quán luôn là một Ông Vua

Luôn đề cao tính sáng tạo nhưng cũng không đồng nghĩa với việc bỏ qua tính nhất quán. Dù là khách hàng trung thành của thương hiệu hay chỉ là một khách hàng tiềm năng, bất cứ một người tiêu dùng nào cũng có nhu cầu nhận diện sản phẩm của bạn một cách dễ dàng.

Forbes từng nhận định tạo ra tính nhất quán cho thương hiệu là một công đoạn mất nhiều thời gian. Điều này cũng đồng nghĩa rằng bạn không nên liên tục làm mới và thay đổi nhận diện thương hiệu của mình một cách quá đà. Coca Cola không chỉ trung thành với font chữ hay màu đỏ chủ đạo quen thuộc. Họ còn trung thành với phong cách tạo ra slogan ngắn gọn hay những nụ cười thường trực trên môi của diễn viên đóng quảng cáo.

Dù cho Coca Cola là một thương hiệu và sản phẩm mang tính toàn cầu. Họ vẫn bám sát thông điệp “enjoying a coke” như một kim chỉ nam trong chiến lược thương hiệu của Coca Cola.

  • Thay đổi lớn sẽ đối mặt với Thảm họa lớn

Nếu bạn cần ví dụ về sai lầm của một thương hiệu lớn thì đây là câu trả lời. Năm 1985 Coca Cola quyết định làm mới dòng sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ đương thời. Họ tung ra sản phẩm Coke hoàn toàn mới có hương vị khác xa những chai Coca Cola truyền thống. Dĩ nhiên đây chỉ là cách để Coca Cola tham vọng chiếm lĩnh thêm thị phần. Nhưng họ không biết rằng gần như ngay lập tức; lượng khách hàng trung thành đã có những phản hồi tiêu cực dành cho Coke.

Dù đầu tư vô cùng nghiêm túc cho chiến dịch công bố sản phẩm mới. Bắt đầu từ loạt thông báo về một công thức hoàn toàn mới sắp được ra mắt. Tiếp sau đó là tổ chức những buổi dùng thử sản phẩm tại nhiều địa điểm công cộng. Thậm chí còn có sự xuất hiện và trải nghiệm sản phẩm của nhiều gương mặt nổi tiếng. Kết quả cuối cùng vẫn là sự quay trở lại của Coca Cola vị nguyên bản chỉ sau đó 3 tháng, trong khi sản phẩm Coke mới cũng bị ngừng sản xuất kể từ năm 2002.

Thất bại của Coca Cola cho thấy thay đổi lớn đôi khi song hành với rủi ro không hề nhỏ. Chiến lược thương hiệu của Coca Cola lần đó đã tiêu tốn của họ không ít tiền của. Nhưng đổi lại chỉ là con số không tròn trĩnh cùng với sự quay lưng của không ít khách hàng trung thành.

chiến lược thương hiệu của coca cola

  •  Đặt thương hiệu lên trên sản phẩm

Vậy thì giá trị cốt lõi trong chiến lược thương hiệu của Coca Cola là gì? Đó chính là luôn đặt ưu tiên thương hiệu lên trên sản phẩm. Trong suốt hàng trăm năm đã qua; Coca Cola luôn tự mô tả mình là một công cụ để gắn kết người thân và bạn bè lại với nhau – thay vì đơn giản chỉ là một công ty bán nước ngọt. Đây là một chi tiết quan trọng mà các doanh nghiệp mang tính toàn cầu cần học hỏi.

Thay vì đốt tiền vào hàng trăm chiến lược bán sản phẩm phức tạp; vì phải thích ứng với nhiều nền văn hoá khác nhau; Coca Cola đã chọn đầu tư vào duy nhất một chiến lược thương hiệu của riêng mình. Họ không bán sản phẩm mà đã chọn bán một phong cách sống; sao cho bất cứ một quốc gia hay nền văn hoá nào đó cũng có thể dễ dàng tiếp nhận và hưởng ứng tích cực.

Những công ty không chạy theo tính toàn cầu như Coca Cola cũng nên học tập theo họ. Lấy chiến lược thương hiệu của Coca Cola làm định hướng và biến nó trở thành giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp mình.

>>> Xem thêm bài viết của Mai Bá Phúc:

Call Now