Cách sử dụng não bộ trong thời đại công nghệ - Mai Ba Phuc

Cách sử dụng não bộ trong thời đại công nghệ

Thời đại công nghệ số có ảnh hưởng rất lớn đến não bộ và cách tư duy của mỗi chúng ta…

Công nghệ hiện đang tác động đến cuộc sống của chúng ta ở rất nhiều mặt, trong đó có cả cách chúng ta tư duy. Nói cách khác, công nghệ đang tác động trực tiếp đến bộ não của con người.

Chính vì vậy, việc tận dụng tối đa các tiến bộ về công nghệ, cũng như sử dụng khả năng của bộ não đúng cách là một điều không thể bỏ qua.

Kỷ nguyên của công nghệ và internet đã và đang thay đổi bộ não của chúng ta như thế nào?

Chúng ta đang ở trong một thời đại số, nơi mà công nghệ đang đóng góp vai trò rất tích cực. Không còn phải nhớ từng số điện thoại, địa chỉ nhà hay các thông tin thừa thãi nữa, mà ta chỉ cần nhét nó vào “thế giới phẳng” của chính mình.

Ví dụ, nếu trở về 24 năm trước đây, khi đối mặt với một câu hỏi khó nào đó thì cách duy nhất bạn có thể làm là hỏi bạn bè, hoặc chịu khó tìm tòi trong sách vở. Còn ngày nay, vẫn câu hỏi ấy, bạn chỉ mất 5 giây để “Google” là xong.

Theo số liệu cụ thể từ trang Statisticbrain, vào năm 1998 khi Google được thành lập, tổng cộng chỉ có khoảng 3,5 triệu lượt truy cập trong năm. Con số này chỉ như muối bỏ bể nếu so với hơn 9 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày trong suốt năm 2016.

Như vậy liệu rằng công nghệ có thay đổi não bộ của chúng ta không?

Câu trả lời là “Có”. Nó ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng chú ý, và cả chu kì ngủ của chúng ta.

Như các nhà khoa học đã chứng minh, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử đã khiến não bộ lầm tưởng rằng trời vẫn sáng, và đó là một trong những nguyên nhân chính khiến con người mất ngủ trong thời đại ngày nay.

Hậu quả ở kỷ nguyên số mà ta phải hứng chịu khi không dùng não đúng cách

Với sự trợ giúp của công nghệ, bộ não của chúng ta bận rộn hơn ngày trước rất nhiều. Chúng ta đang làm công việc của 10 người so với 30 năm trước, trong khi vẫn phải cố gắng bắt kịp nhịp sống hiện đại, với con cái, cha mẹ, đồng nghiệp hay thậm chí là những thú vui hằng ngày.

Chính vì vậy, não bộ lúc nào cũng ở trong chế độ đa nhiệm (Multifunction). Với máy móc, nếu bắt chúng hoạt động quá lâu sẽ rất có hại, như ngốn RAM, nóng máy. Hệ thần kinh của con người cũng vậy, thậm chí là tệ hơn.

Một khi chúng ta làm quá nhiều việc cùng một lúc, nó là tác nhân rất lớn sản sinh ra hormone chống lại stress – cortisol, một hormone giúp cơ thể kháng lại stress. Nhưng đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự phá hủy cơ bắp. Đồng thời khi căng thẳng kéo dài, lượng cortisol trong máu luôn duy trì ở mức cao sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tiếp thu của não bộ.

Cortisol còn khiến adrenaline tăng theo (adrenaline là hormone khiến não bộ cảm thấy hưng phấn quá mức, từ đó gây ra ảo giác và khiến bạn có những suy nghĩ, hành vi bốc đồng).

Vậy sử dụng não bộ như thế nào?

Trong nhiều năm, các nhà tâm lý học đã đưa rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, chúng ta không nên quá tin tưởng vào trí nhớ của bản thân. Đơn giản là vì, việc quá tải thông tin sẽ làm sai lệch kí ức, và sự thật đáng sợ là nhiều người đang tự tin thái quá vào trí nhớ của mình mà không nghĩ rằng mình có thể nhớ nhầm. Chính vì thế, chúng ta nên dựa vào công nghệ.

Nếu ở quá khứ khi công nghệ còn chưa phát triển, thì chúng ta phải lưu giữ thông tin qua giấy viết, ghi chép giúp chúng ta không phải nhớ quá nhiều. Công nghệ hiện đại ngày nay lại giúp con người có thể dễ dàng phá vỡ rào cản tự nhiên về khả năng ghi nhớ bằng máy tính và điện thoại thông minh.

Điều này phần nào giúp chúng ta giảm thiểu công việc cho các nơron thần kinh, để dành năng lượng cho các việc khác. Phương pháp này còn được gọi là sử dụng “bộ não phụ”, và nó sẽ giúp ta cải tiến được hệ thần kinh, nhằm có được sự trang bị tốt hơn khi phải đối mặt với vấn đề quá tải thông tin mà bộ não gặp phải.

“Tài nguyên não” được hiểu là những thông tin có được từ trải nghiệm của chúng ta trong quá khứ, và chúng được lưu lại ở một khu vực nào đó trong não bộ. Và muốn “lấy” các mảnh ký ức đó ra, ta cần sử dụng đến khả năng truy cập qua liên tưởng, tức là truy cập và xuất ra thông tin dựa trên cách đã lưu trữ.

Giả sử khi muốn nói về quả táo, chúng ta có thể dẫn dụ trí nhớ theo nhiều cách khác nhau. Có thể Google câu chuyện về một vật khiến Newton phát minh ra Định luật Vạn vật hấp dẫn. Mỗi thông tin trong số đó sẽ đi theo một đường riêng cùng dẫn tới nút nơron đại diện cho quả táo trong não.

Vậy nếu như tận dụng tối đa khả năng này của não bằng thiết bị công nghệ cụ thể, thì khả năng sử dụng não bộ của chúng tăng lên rất nhiều. Nhưng cũng cần phải cẩn thận, vì khi chúng ta có ý định lấy ra một ký ức nào đó thì những ký ức khác sẽ có xu hướng bị kích hoạt.

Điều này đôi khi có lợi nhưng cũng có hại. Việc để tất cả các ký ức đồng loạt đấu đá nhau để tìm đường thoát ra cùng một lúc sẽ khiến cho bạn như bị tắc, và cuối cùng kết quả nhận được là một con số 0 tròn trĩnh.

Xem thêm các bài viết liên quan của Mai Bá Phúc:

Call Now