Top 50 Thương hiệu Việt Nam Dẫn đầu năm 2020 do tạp chí Forbes Vietnam bình chọn bao gồm những tên tuổi hàng đầu trong các lĩnh vực như Vietjet, Viettel, Vinamilk, Thế Giới Di Động, FPT, Hòa Phát… Các doanh nghiệp được Forbes tôn vinh năm nay có tổng giá trị thương hiệu hơn 12,6 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2019.
Hãy cùng Forbes Việt Nam điểm qua những khoảnh khắc đáng nhớ tại sự kiện:
Bà Nguyễn Hà Thành, giám đốc truyền thông Viettel, đại diện công ty lên nhận vinh danh của Forbes Việt Nam. Thương hiệu Viettel bắt đầu đạt đến giá trị tỉ đô từ 2018 với 1,397 tỉ USD – tăng vọt từ 752,8 triệu USD của năm 2016 và 849,6 triệu của năm 2017. Năm 2020 Viettel chính thức trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam với trị giá 2,948 tỉ USD.
Vinamilk là một trong hai thương hiệu tỉ đô của Việt Nam. Góp mặt trong danh sách từ năm đầu tiên (2016) với giá trị 1,52 tỉ USD, Vinamilk liên tục gia tăng giá trị thương hiệu, chạm mốc 2,443 tỉ USD trong năm nay.
Thành lập năm 1996, Masan Consumer là một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam với các thương hiệu chủ chốt như Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi…
Novaland là nhà phát triển bất động sản lớn ở khu vực phía Nam, tập trung vào các dự án trung và cao cấp tại TP.HCM như Sunrise City, Palm Marina, NovaWorld Ho Tram, Aqua City…
MobiFone là thương hiệu viễn thông có trị giá gần 398 triệu USD, xếp thứ 7 trong 50 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam.
Hình ảnh quảng cáo gắn với hình tượng “người xanh”, Thế Giới Di Động, nhà bán lẻ số 1 Việt Nam có mạng lưới hơn 3.400 cửa hàng trên toàn quốc với ba hệ thống bán lẻ quy mô Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và Bách Hoá Xanh.
Thành viên HĐQT Chu Việt Cường đại diện Vietjet nhận vinh danh Top 50 Thương hiệu Việt Nam Dẫn đầu 2020
Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet được vinh danh lần thứ 5 liên tiếp vào Top 50 Thương hiệu Việt Nam Dẫn đầu với giá trị thương hiệu đạt 108,9 triệu USD, gần gấp đôi so với giá trị thương hiệu được công bố khi Forbes bắt đầu tiến hành xếp hạng lần đầu tiên vào năm 2016 (63,4 triệu USD).
Năm 2020, thế giới đi qua đại dịch, Vietjet đã bền bỉ, linh hoạt chuyển đổi và thích nghi trong mọi hoàn cảnh, với tinh thần tập thể quyết tâm cao nhất. Hãng cũng tham gia vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hoá thiết yếu, trang thiết bị y tế phòng chống dịch trong nước và quốc tế, tặng hàng trăm ngàn suất ăn miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, tặng hàng triệu khẩu trang y tế cho nhân dân các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức. Vietjet đã thực hiện nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho hành khách, phi hành đoàn và cả cộng đồng. Tất cả phi hành đoàn, nhân viên Vietjet đến nay đều an toàn, không có ai nhiễm bệnh.
Năm 2021 đang đến gần. Trở lại bầu trời, Vietjet tiếp tục triển khai nhiều chương trình, hoạt động sáng tạo mang lại những trải nghiệm chất lượng cao dành cho khách hàng, tiếp tục đóng góp vào sự khôi phục du lịch, kinh tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
>> Xem thêm bài viết của Mai Bá Phúc: