Muốn kinh doanh thành công cần phải có những thủ thuật kinh doanh riêng. Những chiêu trò độc đáo bạn không thể tưởng được mà các công ty, trung tâm như những casino, siêu thị, McDonald, nhà hàng đã thi thố sẽ lôi cuốn bạn từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
1. Các sòng bạc (casino)
Các casino vận dụng kết hợp tâm lý và khoa học để khiến bạn tiếp tục đánh bạc. Điều này có nghĩa là họ rất chú ý đến mọi thứ, từ việc sắp xếp những chiếc bàn cho đến ánh sáng họ sử dụng và thậm chí kể cả việc thiết kế những tấm thảm của họ.
Những casino cố gắng không kết hợp quá nhiều góc quay 90 độ trong nội thất của họ. Vì những góc quay thích hợp có khuynh hướng khiến mọi người vận dụng não bộ của họ nhiều hơn trong vấn đề đưa ra những quyết định, đó là điều các sòng bạc không muốn. Vì vậy, họ có những lối đi khéo léo hướng về phía nơi họ muốn bạn đi.
Các máy đánh bạc cũng được lập trình để đảm bảo rằng các casino luôn giành chiến thắng cuối cùng. Điều này thậm chí không có gì ngạc nhiên, vì hiện nay, thu nhập của các casino phụ thuộc vào những máy đánh bạc đến 85%.
Thỉnh thoảng casino cho phép người chơi trúng giải độc đắc, chỉ để giữ cho họ tiếp tục chơi. Người chơi cũng có thể thu lại một phần tiền của họ. Nói rằng họ đã thắng được 25 đô la khi họ chơi với 50 đô la. Rõ ràng họ đã thua 25 đô la, nhưng những người chơi thường sẽ coi như một chiến thắng.
Những máy đánh bạc cũng được thiết kế để làm cho người chơi thư giãn. Những chiếc ghế dựa rất thoải mái, và một số máy thậm chí còn được che kín để đem lại sự riêng tư tối đa cho con bạc. Ngoài ra, còn có các máy ATM để đảm bảo rằng người chơi không bao giờ hết tiền.
Tuy nhiên, các máy đánh bạc có thể nhanh chóng gây bực bội khi người chơi thua liên tục. Họ sẽ xoa dịu bằng cách cung cấp cho con bạc bị thua một bữa ăn sáng “miễn phí”. Các nhà điều hành sòng bạc thậm chí còn có kế hoạch lập trình máy móc để tự động cho phép những người thua gỡ được một số tiền, nếu họ đã thua sát ván, chỉ để khiến họ không bỏ cuộc..
2. Những trung tâm gym
Người Mỹ chi tiêu rất nhiều cho các gym (phòng tập thể dục), nhiều hơn những gì họ đã chi phí để học đại học. Một thông tin được công bố vào tháng 1.2018 cho thấy trung bình người Mỹ chi 155 đô la một tháng cho thể dục.
Trong trường hợp này, vẻ đẹp thể hình bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh, chất bổ sung, quần áo thể dục và gia nhập thành viên gym. Với mức độ này, một người Mỹ trung bình sẽ chi 112.000 đô la cho việc tập thể dục trong suốt cuộc đời của họ. Để so sánh, giáo dục đại học của một người trung bình có tổng chi phí là 98.440 đô la. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ vẫn gặp phải vấn đề béo phì.
Có những người đóng tiền để trở thành thành viên phòng tập thể dục nhưng chẳng mấy khi họ ghé thăm phòng gym. Tại sao thế? Chỉ vì họ thích như vậy. Những phòng gym sẽ chi phí nhiều hơn khi bạn thực sự đến tập thể dục. Thiết bị của họ cũng bị hao mòn nhanh hơn và phải thay mới sớm hơn.
Điều thú vị là đa số các phòng gym cũng hy vọng bạn không bao giờ có thể hình đẹp, bởi vì chính sự mong muốn cải thiện của bạn là điều khiến bạn tiếp tục trả tiền để làm thành viên. Thật ngạc nhiên khi phần lớn các phòng gym luôn được đăng ký vượt mức. Chẳng hạn, trung tâm Planet Fitness có trung bình 7.250 thành viên tại mỗi phòng gym, mặc dù họ không thể chứa hơn 300 người trong cùng một lúc.
Ngày nay, họ thậm chí còn sử dụng một số thủ thuật để làm nản lòng bạn. Khi bạn tập luyện, họ có những chiêu trò khác để ngăn bạn tập luyện chăm chỉ. Planet Fitness có còi báo động khi bạn tập thể dục quá căng. Ở Planet Fitness, phí thành viên hàng tháng từ 10 đô la tới 20 đô la, thực sự có vẻ như chẳng đáng là bao đối với những người không mấy khi tập gym.
Planet Fitness cũng thường xuyên tổ chức các bữa tiệc nơi họ chia sẻ các loại món ăn kém lành mạnh như pizza, bagels và Tootsie Rolls để bạn có thể lấy lại lượng mỡ bạn đã mất và tiếp tục duy trì tư cách thành viên.
3. Nhà hàng
Bạn đã bao giờ cảm thấy choáng ngợp sau khi đọc một thực đơn nhà hàng chưa? Bạn có thể là một “nạn nhân” khác của một trong những chiêu tác động tâm lý của các nhà hàng.
Một thủ thuật nhỏ liên quan đến việc sử dụng các cụm từ phức tạp như “mềm, ngon ngọt và nhúng trong nước sốt thơm ngon” chỉ để mô tả một món gà thông thường, hay “một món kem ngon tuyệt” cho món kem của họ. Họ cũng có thể mô tả các món ăn theo những cách cầu kỳ không cần thiết, ví dụ như gọi beetroot (củ cải) thay vì đơn giản là beet. Beet và beetroot chỉ là một.
Các nhà hàng cũng có thể thêm một số từ nước ngoài để chơi chữ với thực khách. Điều này thể hiện rõ trong các món trong thực đơn như “món tôm scampi tagliatelle” của Ý, thực ra là món “mì tôm trộn bơ” trong tiếng Anh.
Về chuyện giá tiền, nhiều nhà hàng tránh sử dụng ký hiệu đô la trong bảng giá của họ vì họ không muốn nói rằng những số liệu đó biểu thị số tiền bạn phải trả. Họ cũng thích giữ giá ở mức giảm xuống chút xíu, nhưng thực chất không đáng kể,ví dụ như 9,85 thay vì 10, hoặc thậm chí 9,95.
Các nhà hàng cũng khéo léo sắp xếp thực đơn để các món đắt tiền thấy có vẻ rẻ. Ví dụ, một món 20 đô la sẽ có vẻ đắt tiền khi so sánh nó với một món 10 đô la. Tuy nhiên, món 20 đô la đó bắt đầu có vẻ rẻ khi một món thứ ba có giá 30 đô la được thêm vào và sẽ rẻ hơn nữa khi một món 50 đô la được thêm vào.
4. Truyền thông xã hội
Các trang truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook và Instagram, đã nhận được một số lời phê bình về sự tiêu cực. Chúng gây nghiện và bị quy trách nhiệm về vô số vấn đề sức khỏe. Tại sao lại như thế?
Đây là sự thật: Sở dĩ Facebook và Instagram gây nghiện bởi vì chúng được thiết kế có chủ ý. Trên thực tế, Facebook tuyển dụng hàng ngàn nhà khoa học và kỹ sư máy tính để phát triển những hình thức mới khiến sản phẩm của họ có thể gây nghiện.
Một là việc tạo ra các nút “like”. Một cái khác là cuộn vô hạn. Cuộn vô hạn (infinite scroll) có nghĩa là bạn không cần phải nhấp vào nút “next” hoặc nút được đánh số để truy cập trang tiếp theo như bạn thường làm với các trang web khác. Thay vào đó, nhiều nội dung sẽ tự động tải khi bạn tiến gần đến đáy, và nó cứ tiếp tục như thế. Bạn không bao giờ đến cuối trang và chỉ cần tiếp tục cuộn xuống.
Có thể bạn đang nghĩ tại sao Facebook làm như vậy? Nó được sử dụng miễn phí? Vâng, bạn không cần phải trả tiền cho Facebook vì các nhà quảng cáo đã làm điều đó rồi. Bạn chỉ được yêu cầu trực tuyến càng lâu càng tốt để xem những quảng cáo đó.
5. Siêu thị
Siêu thị có rất nhiều thủ thuật để khiến bạn xài nhiều tiền hơn. Mọi việc bắt đầu ngay từ các lối vào, thường chứa nhiều hoa đầy màu sắc và nông sản tươi bắt mắt. Khung cảnh nhẹ nhàng làm thư giãn tâm trạng của bạn, khiến bạn sẵn sàng chi tiêu một số tiền.
Mũi của bạn cũng không được rảnh rỗi vì người ta thường xử lý với mùi gà mới nướng hoặc bánh mì nướng thơm phức. Tai của bạn cũng được nghe những giai điệu nhạc êm dịu khiến bạn thư giãn. Những người thư giãn đi bộ chậm hơn và dành nhiều thời gian hơn để nhìn kỹ vào các mặt hàng. Càng nhìn lâu, bạn càng có nhiều khả năng mua các mặt hàng mà bạn không tính trước trong ngân
Các siêu thị cũng sắp xếp hàng hóa của họ trên kệ bằng cách sử dụng cái gọi là đồ thị (planogram). Về cơ bản, đây là một phương pháp sắp xếp các mặt hàng trên kệ để tối đa hóa doanh số.
Các mặt hàng được giữ ngang tầm mắt hoặc ngay phía dưới thường là thứ đắt nhất. Chúng cũng là những thứ bạn nhìn thấy đầu tiên. Các mặt hàng rẻ hơn và hữu ích hơn được đặt cao hơn hoặc thấp hơn trên các kệ. Các mặt hàng được đặt ở đầu lối đi cũng thường rẻ hơn so với những thứ ở giữa.
6. McDonald’s
McDonald cùng sử dụng một số thủ thuật nội bộ để cố gắng khuyến khích bạn tiêu tiền. Các cửa ra vào của nó tràn ngập hình ảnh của các sản phẩm bán chạy nhất của hãng, nhưng không ghi giá tiền. Các poster khác trong cửa hàng cũng thiếu khoản giá cả vì McDonald’s muốn bạn nghĩ về món ăn thay vì tiền.
Các menu (thực đơn) kỹ thuật số tại quầy cũng được lập trình để làm cho bạn bỏ tiền túi. McDonald’s thường có những quảng cáo bằng hình ảnh động hướng sự chú ý của bạn vào các mặt hàng mới đắt tiền hơn mà họ muốn bạn mua.
Những khách hàng thích các bữa ăn lành mạnh cũng không tránh khỏi các mánh khóe trong chuỗi thức ăn nhanh. Khi đặt hàng một món ăn nào đó, người ta cảm thấy nó lành mạnh và ít thận trọng hơn về việc cho thêm một số món ăn phụ thật sự không tốt cho sức khỏe. Cuối cùng, họ nạp vào cơ thể mình một số lượng calo mà đáng lẽ họ phải cố tránh né.
Xem thêm các bài viết liên quan của Mai Bá Phúc
- 12 bài học kinh doanh từ Starbucks
- Học gì từ chiến lược thương hiệu của vinamilk?
- 6 chiến lược Marketing từ những thương hiệu lớn