Thời gian cũng giống như chiếc bình, nó có giới hạn. Nếu cứ lấp đầy chiếc bình với những thứ vụn vặt thì sẽ không còn khoảng trống cho những điều lớn lao.
1. Câu chuyện quản lý thời gian
Trong tiết thảo luận nói về cách quản lý thời gian, vị giáo sư già lấy ví dụ với một chiếc bình trong suốt.
Vị giáo sư lấy ra một lốc bóng đánh golf. Ông bỏ hết những quả bóng vào bình và hỏi học trò:
– Cái bình này đã đầy chưa?
– “Dạ rồi” – Những người học trò đáp. Ông cười mỉm và tiếp tục lấy một bịch đá cuội nhỏ ra vào bỏ tiếp vào bình. Những hòn đá lấp đầy những khoảng trống giữa những quả bóng golf. Thầy lại hỏi:
– Vậy thì bây giờ đã đầy chưa?
– “Bây giờ thì đầy rồi ạ” – Học trò trả lời.
Một lần nữa, ông cười. Ông lấy thêm một bịch cát và trút vào bình. Cát lấp đầy những chỗ trống còn lại. Vẫn câu hỏi quen thuộc:
– Còn bây giờ?
– “Đầy rồi ạ” – Học trò đáp lại. Người thầy nói tiếp:
– Đầy rồi, nhưng vẫn còn thiếu một thứ.
Ông lấy ra hai chai bia và đổ vào bình. Chiếc bình vẫn còn chứa đủ lượng bia trong hai chai đó.
Sau đó, vị giáo sư bắt đầu giải thích:
“Giờ thầy muốn các em nhận ra rằng chiếc bình này cũng như cuộc sống chúng ta vậy:
Quả bóng golf đại diện cho những thứ quan trọng, như gia đình, bạn bè, sức khoẻ và những niềm đam mê của các em. Những hòn đá cuội là những điều quan trọng khác như xe cộ, nghề nghiệp, nhà cửa. Và cát là những thứ khác nữa, những thứ nhỏ thôi. Nếu các em để cát vào trong bình trước, thì sẽ không có chỗ cho đá cuội và bóng golf nữa.
Cuộc sống cũng tương tự như vậy.
Nếu các em dành hết sức lực và thời gian cho những điều nhỏ nhặt, các em sẽ không còn thời gian cho những điều thực sự quan trọng với mình. Hãy chú ý tới những điều quan trọng đối với hạnh phúc của các em. Hãy để những quả bóng golf vào bình trước, đó là điều thực sự quan trọng, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên, bởi vì những thứ khác chỉ là hạt cát mà thôi”.
Điều thú vị khác ở bài học là khi có một sinh viên hỏi bia đại diện cho điều gì. Vị giáo sư trả lời:
– “Thầy thấy vui vì em đã hỏi thế. Nó cho thấy rằng không cần biết cuộc sống của em có vẻ bận rộn ra sao thì vẫn luôn có chỗ cho một vài cốc bia với bạn bè”.
Thời gian cũng giống như chiếc bình, nó có giới hạn. Nếu cứ lấp đầy chiếc bình với những thứ vụn vặt thì sẽ không còn khoảng trống cho những điều lớn lao.
2. Một số mẹo quản lý thời gian
Thực tế, việc quản lý thời gian không hề khó nếu bạn là người kỷ luật và kiểm soát được những việc cần làm. Quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn có thêm thời gian học hỏi và tận hưởng niềm vui bên người thân…
Hãy thử mẹo quản lý thời gian thiết thực, dễ áp dụng dưới đây:
Ngủ đủ giấc
Có người cảm thấy tỉnh táo khi họ ngủ 6-7 tiếng nhưng cũng có người phải 8-9 tiếng. Nhưng dù thế nào, hãy lắng nhe cơ thể và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Ngủ đủ giấc giúp bạn luôn tỉnh táo, có một tinh thần minh mẫn để thực hiện công việc tốt hơn.
Lên danh sách việc cần làm
Nhiều người cho rằng, mình có thể nằm lòng những công việc cần làm và không cần ghi lại tránh mất thời gian. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại. Chính bởi vậy, bạn nên dành ra khoảng 10-15 phút vào đêm hoặc sáng để vạch ra, ghi lại những việc cần làm trong ngày để quản lý thời gian hiệu quả.
Cắt giảm thời gian vào việc không cần thiết
Một ngày bạn có thể dành nhiều giờ để lướt web, xem youtube và cho rằng thói quen này không ảnh hưởng nhiều đến quỹ thời gian của bạn. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó bạn có thể làm được rất nhiều việc.
Bởi vậy, hãy cắt giảm những thứ không cần thiết, phân loại công việc để dễ nắm bắt và sắp xếp thời gian hợp lý.
Học cách nói “không”
Vì sợ bỏ lỡ hay phép lịch sự, bạn thường cố gắng tham gia hoạt động hay cơ hội nào đó mà phải phải sở thích, thế mạnh. Luôn có hàng trăm cơ hội đến trong đời, nhưng không phải cái nào cũng có ý nghĩa và thực sự phù hợp với bạn.
Để tránh lãng phí thời gian, hãy làm những gì bản thân cảm thấy thoải mái.
Tự tạo thời hạn trước deadline thực sự
Một trong những cách giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả là chủ động tạo cho mình mốc thời gian trước deadline thật sự. Ví dụ, bạn có deadline báo cáo vào cuối tháng 1, hãy chủ động làm sớm hơn và hoàn thành vào giữa tháng. Cách làm này tạo cho bạn một khoảng thời gian dự phòng, nếu sự cố ngoài ý muốn xảy ra hay phát hiện thêm ý tưởng mới, bạn vẫn có thể thong thả xử lý chúng mà không lo ảnh hưởng đến deadline.
Xem thêm các bài viết của Mai Bá Phúc: