Tại sao cần xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp? - Mai Ba Phuc

Tại sao cần xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp?

| Tin tức

Tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lòng trung thành của khách hàng đối với mỗi doanh nghiệp là điều không thể bàn cãi. Nó được coi là vũ khí bí mật giúp tăng doanh nghiệp kinh doanh thành công, gia tăng lợi nhuận. Lòng trung thành của khách hàng là kết quả của một quá trình tích lũy những trải nghiệm tích cực, kết hợp với chất lượng sản phẩm/ dịch vụ tốt.

1. Bài toán chi phí “giữ chân KHÁCH HÀNG CŨ – tìm kiếm KHÁCH HÀNG MỚI”

Có một sự thực rằng: chi phí để giữ chân khách hàng cũ ít hơn nhiều so với việc tìm kiếm một khách hàng mới (chỉ bằng khoảng 1/5 – 1/10). Để tìm kiếm và có được khách hàng mới, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi không nhỏ cho các chiến dịch truyền thông, chương trình quảng cáo, khuyến mãi, tặng quà.. . Số liệu thực tế các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: các chi tiêu trung bình của một khách hàng có thể chi trả nhiều hơn đến 67% so với khách hàng mới. 80% lợi nhuận có thể được tạo ra từ 20% khách hàng trung thành.

Đây được coi là minh chứng rõ nét cho luận điểm: chìa khóa để bất cứ doanh nghiệp nào phát triển thành công không chỉ dựa vào thu hút khách hàng mới, quan trọng hơn là xây dựng doanh thu bền vững từ khách hàng trung thành.

2. Tăng doanh số từ việc upsell và bán chéo

Việc bán hàng cho khách hàng hiện tại dễ dàng hơn nhiều so với khách hàng mới. Ngay khi lựa chọn và trở thành khách hàng của bạn cũng chính là lúc khách hàng đã đặt niềm tin vào bạn. Với những khách hàng cũ bạn không cần phải tạo dựng danh tiếng hoặc thuyết minh quá nhiều về uy tín thương hiệu, tính năng hay chất lượng sản phẩm. Bạn chỉ cần giới thiệu thêm tới họ một sản phẩm hữu ích khách và bạn nghĩ rằng nó cần thiết và phù hợp với khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy họ được quan tâm, doanh nghiệp bạn thấu hiểu nhu cầu của họ, muốn mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng.

3. Trở thành đại sứ cho thương hiệu của bạn

Khách hàng dường như ngày càng không còn tin tưởng vào các lời quảng cáo. Họ có xu hướng tin và tham khảo những đánh giá đến từ những người  quen biết, hoặc những người có cùng lối sống và đặc điểm giống họ. Khách hàng trung thành sẽ lan tỏa danh tiếng thương hiệu của bạn đến với các khách hàng tiềm năng khác. Khách hàng trung thành có những trải nghiệm tích cực, rất có khả năng họ cũng sẽ chia sẻ những trải nghiệm tích cực của họ và đưa ra những gợi ý về thương hiệu của bạn với bạn bè, người quen.

4. Khi giá cả không còn là vấn đề

Cạnh tranh về giá diễn ra ở hầu hết các ngành nghề kinh doanh trên thị trường. Tuy vậy, nếu bạn có một hệ thống khách hàng trung thành, khi đối thủ đưa ra các chiêu trò quảng cáo, dường như điều đó cũng không quá ảnh hưởng. Bạn có thể mất một vài khách hàng vào tay đối thủ nhưng cũng không giảm sút quá lớn về doanh thu. Lòng trung thành của khách hàng chính là sức đề kháng mạnh mẽ giúp họ vượt qua những chiêu trò dụ dỗ của đối thủ.

Bên cạnh những lợi ích mang lại từ lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Hơn thế, nó còn giúp tránh được những rủi ro, ảnh hưởng đối với việc kinh doanh thầm lặng. Để đạt được sự yêu mến, tin tưởng của khách hàng, những thương hiệu cần chia sẻ giá trị/ lợi ích nhiều hơn đến khách hàng. Lòng trung thành khách hàng được xây dựng dựa trên những ý muốn và hành động của bạn thay vì vào số tiền chi tiêu.

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp thường không dễ, để gìn giữ nó còn khó hơn gấp bội phần! Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không ngừng đổi mới, cung cấp đến khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Chân thành đối xử  với khách hàng, bạn sẽ nhận lại những điều xứng đáng!  

Xem thêm các bài viết liên quan của Mai Bá Phúc:

Call Now