Sau tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế, Việt Nam vẫn có tiềm năng chuyển đổi số cao, ít rủi ro và đơn giản hơn nhiều quốc gia nhờ các lợi thế nội tại.
Theo số liệu thống kê của We Are Social và Hootsuite tính đến hết tháng 1/2020 về tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật số, điện thoại và phương tiện truyền thông xã hội cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng Internet, điện thoại đều ở mức cao. Cụ thể, dân số Việt Nam 96,9 triệu dân nhưng có tới 145,8 triệu thuê bao di động (150% so với dân số Việt Nam), 68,17 triệu người dùng Internet và 65 triệu người dùng mạng xã hội.
Điều này chứng minh độ thâm nhập Internet vào đời sống người dân Việt Nam rất lớn. Trong đó, tỷ lệ người sở hữu thiết bị di động là 94%, laptop và máy tính bàn là 65%, máy tính bảng là 32%. Nhu cầu về sử dụng các dịch vụ liên quan đến di động, Internet của người dùng đang phát triển mạnh, giúp cho việc chuyển đổi số ở Việt Nam cũng dễ dàng hơn.
Đồng thời, về phía doanh nghiệp, sức ép từ việc chuyển đối số để tăng trưởng, cạnh tranh với các đối thủ cũng thúc đẩy hoạt động này phát triển nhanh trong thời gian đến.
Theo một nghiên cứu của Microsoft tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, dự đoán tác động của việc chuyển đối số đến GDP trong năm 2021 là 60%. Trong khi đó, nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore) dự báo kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Một báo cáo khác của Tổ chức Data 61 (Australia) cho thấy, GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công.
Bên cạnh những ưu thế này, Việt Nam còn có lợi thế về nhân lực công nghệ. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019, hiện Việt Nam có hơn 30.000 doanh nghiệp, 955.000 lực lượng lao động và 80.000 sinh viên tốt nghiệp ở trong ngành công nghệ thông tin – truyền thông. Đây là nguồn cung cấp nhân lực chất lượng cao về công nghệ và khoa học dữ liệu.
Một lợi thế khác của Việt Nam là ít rủi ro. Những hệ thống thông tin, công nghệ của nhiều nước châu Âu, Mỹ đều là những hệ thống có quy mô rất lớn. Khi cần điều chỉnh để số hóa các công đoạn trong doanh nghiệp nhiều hơn đều ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là với hệ thống lõi. Trong khi đó các hệ thống ở Việt Nam lại ít chịu những vấn đề liên quan đến rủi ro của quy mô hệ thống. Do vậy nước ta có thể chuyển đổi số nhanh hơn và an toàn hơn.
Đây cũng là thời điểm tốt để Việt Nam có thể nắm bắt và tận dụng những cơ hội này để tăng cường phát triển, nhất là doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số ở trong nước khi có độ am hiểu thị trường, tệp khách hàng địa phương.
Thị trường chuyển đổi số hiện đang có nhiều cái tên quốc tế nổi bật như IBM hay tương lai là Google và cả những công ty công nghệ trong nước. Điển hình là Tập đoàn FPT với nhiều sản phẩm công nghệ cung cấp giải pháp chuyển đổi số mang tính chuyên biệt hóa cho doanh nghiệp Việt.
Cụ thể, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam đã ra mắt bộ giải pháp tối ưu vận hành được lựa chọn từ hệ sinh thái các sản phẩm chuyển đổi số ưu việt giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua khủng hoảng và bứt phá trong bối cảnh bình thường mới.
Theo đó, bộ giải pháp gồm nhiều sản phẩm như akaBot – nền tảng tự động hóa quy trình bằng robot những công việc có khối lượng lớn, lặp đi lặp lại ra mắt 2019, giúp tiết kiệm đến 90% thời gian xử lý công việc và 60% chi phí vận hành, tăng 80% năng suất. FPT.AI – nền tảng trợ lý ảo với khả năng đàm thoại tự nhiên như một tổng đài viên thực thụ thu thập số liệu thống kê và thông tin từ cuộc gọi, giúp doanh nghiệp tiết kiệm 50% chi phí vận hành và tăng 40% hiệu suất so với thông thường.
Xem thêm các bài viết