Cách Đặt Tên Thương Hiệu Để ‘Thu Hút’ Được Nhiều Khách Hàng Mục Tiêu Hơn - Mai Ba Phuc

Cách Đặt Tên Thương Hiệu Để ‘Thu Hút’ Được Nhiều Khách Hàng Mục Tiêu Hơn

| Nhận diện thương hiệu

Khi nghĩ về một cái tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn phải luôn khắc ghi những lưu ý này.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là một trong những chiến lược marketing quan trọng nhất của doanh nghiệp, mà nó còn giúp tạo ra những tài sản vô hình quý giá nhất của một tổ chức.

Ví dụ, khi bạn kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ thấy rằng những doanh nhân khác sẵn sàng trả tiền bản quyền để được sử dụng một thương hiệu nào đó vốn đã được công nhận và có vị trí trên thị trường.

Nếu bạn muốn công ty của bạn có một thương hiệu vững mạnh tương tự, điều đầu tiên bạn phải xem xét là nó phải dễ nhớ và dễ phát âm, cả bằng tiếng tại quốc gia mà thương hiệu đang được xây dựng lẫn các ngôn ngữ của các quốc gia khác (nếu được).

Ngoài ra, thương hiệu cũng phải được liên kết với một số thuộc tính hoặc lợi ích đặc biệt nào đó mà nó đang đại diện. Điều đó, về sau này, sẽ là thứ mà khách hàng liên tưởng cụ thể đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Một phần thiết yếu nữa là, cùng với logo, thương hiệu của bạn phải thể hiện được hình ảnh của công ty.

Hãy nhớ rằng tất cả những yếu tố này khi bạn xây dựng cuối cùng sẽ góp phần vào những ấn tượng đầu tiên mà người tiêu dùng hình thành khi họ biết đến một sản phẩm và họ sẽ sử dụng nó để cân nhắc trong quá trình ra quyết định mua hàng.

Những gì mà một thương hiệu tốt cần.

Hãy nhớ rằng thương hiệu của bạn sẽ là biểu hiện rõ ràng nhất về doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là 8 quy tắc mà bạn không thể bỏ qua khi chọn tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

1. Nó phải đáng nhớ.

Mục tiêu là để lại trong tâm trí người tiêu dùng một cách rõ ràng và không có sự cạnh tranh với các thương hiệu khác.

2. Nó phải dễ phát âm.

Nếu người tiêu dùng không thể phát âm tên của sản phẩm, họ sẽ ít mua và thích nó hơn.

Những gì nghe có vẻ xa lạ sẽ khó trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày của họ.

Một số ví dụ về các thương hiệu đã phải đối mặt với thách thức này nhưng đã cố gắng định vị được ở Mexico là Häagen Dazs hoặc Facebook.

3. Nó phải tương thích với các thương hiệu còn lại của công ty.

Trong trường hợp bạn xây dựng các thương hiệu riêng lẻ cho các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của mình, chúng phải phù hợp với toàn bộ giá trị của công ty mà chúng thuộc về.

4. Nó phải tương ứng với thị trường mục tiêu của bạn.

Người mua điển hình (typical buyer) của bạn là ai. Họ là nam hay nữ? Trẻ hay trưởng thành? Tinh vi hay truyền thống? Thương hiệu phải nói về những yếu tố này.

Burberry nghe có vẻ khác với Baby Creysi, bởi vì các phân khúc thị trường của nó rất khác nhau về giới tính, độ tuổi và tình trạng kinh tế xã hội.

5. Nó phải có ý nghĩa toàn cầu.

Điều này có nghĩa là nó phải dễ dàng phát âm bằng các ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Trung hoặc ngôn ngữ được sử dụng tại thị trường nơi bạn muốn tập trung.

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mở rộng kinh doanh của bạn ra nước ngoài vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Nhưng ngoài ra, điều quan trọng là thương hiệu của bạn sẽ không bị nhầm lẫn với các từ tiêu cực hay dễ gây hiểu nhầm khi được phát âm trong một ngôn ngữ khác.

Tiệm bánh Bimbo đã phải thay đổi tên thương hiệu tại thị trường Mỹ vì từ bimbo, trong tiếng Anh, là một thuật ngữ gây xúc phạm phụ nữ.

6. Nó phải truyền tải được giá trị thiết yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thương hiệu của bạn phải truyền tải được lợi ích cốt lõi của sản phẩm của bạn một cách hấp dẫn và nguyên bản.

Thương hiệu Ciel truyền tải sự trong trẻo và nhẹ nhàng, trong khi Suavitel thực hiện lời hứa với tên thương hiệu của mình rằng quần áo sẽ mềm mại.

Tuy nhiên việc truyền tải các giá trị này không nhất thiết phải theo nghĩa đen. Nhiều khi bạn có thể ngụ ý sản phẩm của bạn nói về điều gì đó một cách gián tiếp, bằng cách phát âm của nó chẳng hạn.

7. Bạn phải đăng ký bảo hộ.

Thương hiệu của bạn phải là duy nhất và không thể bị bắt chước.

Để bảo vệ nó, điều quan trọng là bạn phải đăng ký nó với Cục Sở Hữu Trí Tuệ hoặc các đơn vị có thẩm quyền, tất cả những thứ như kí hiệu, logo, màu sắc, tên gọi, slogan…đều cần được bảo hộ.

Trước khi lựa chọn tên thương hiệu, bạn nên kiểm tra xem liệu tên gọi đó đã được đăng ký bởi người khác chưa. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thiết kế, văn phòng phẩm và những thứ có liên quan khác.

8. Bạn phải thích nó.

Cuối cùng, trước khi quyết định đặt tên cho thương hiệu hoặc cho sản phẩm mới của bạn, hãy thảo luận các phương án lựa chọn với đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những khách hàng đáng tin cậy nếu được.

Bằng cách này, bạn sẽ biết cái nào được chấp nhận và yêu thích nhiều hơn. Bạn cũng có thể thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ trong khu vực của mình hoặc các công cụ trực tuyến.

Bởi vì hầu hết việc mua hàng phụ thuộc vào những yếu tố cảm tính, nên các thương hiệu cũng phải có “thứ gì đó” khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.

Có những cái tên “nghe hay” nhưng những cái khác thì không. Vì vậy, hãy tính đến ý kiến ​​của thị trường. Thương hiệu là một công cụ truyền thông, và đó là lý do tại sao bạn phải đảm bảo rằng thông điệp của nó cần đến được với người nhận !

Xem thêm các bài viết của Mai Bá Phúc:

Xiaomi Thay Logo Mới, Sửa “Sương Sương” Mà Tốn Đến 7 Tỷ Đồng

Top 10 Thương Hiệu Có Giá Trị Nhất Thế Giới Đến Năm 2020

Nhờ Đâu Chuỗi Cửa Hàng Thế Giới Di Động Thành Công? Đọc Đến Cuối Bài Sẽ Rõ!

Call Now