Nhiều người đã vượt qua giới hạn và đạt được mục tiêu của họ bằng cách khắt khe với bản thân vào những thời điểm quan trọng. Bạn không đủ ưu tú, có thể là do bạn chưa đủ tàn nhẫn với chính mình.
Nhà văn Thái Khang Vĩnh từng nói: “15 tuổi cảm thấy bơi lội thật khó nên bỏ cuộc bơi. Đến năm 18 tuổi gặp được người bạn thích hẹn bạn đi bơi, bạn chỉ có thể nói “tôi không biết”. 18 tuổi cảm thấy tiếng Anh thật khó, bạn liền từ bỏ học tiếng Anh. Đến năm 28 tuổi có được một công việc rất tốt nhưng cần biết tiếng Anh, tôi chỉ có thể nói “tôi không biết”. Giai đoạn đầu của đời người ngại phiền phức, sau đó càng có thể bỏ lỡ người và chuyện khiến bạn rung động.
Nhiều người đang bao biện cho sự lười biếng, chậm trễ và chần chừ của mình. Chúng ta luôn khoan dung với bản thân, viện mọi lý do để trốn tránh việc học thêm những kỹ năng mới và tự an ủi bản thân về ba chữ “tự kỷ luật”, rồi hứa hẹn ngày mai sẽ thay đổi bản thân. Nhưng khi đến ngày mai, họ lại lấy cớ thoái lui và chìm vào quên lãng.
Cũng giống như một chú ếch trong nước ấm, lúc đầu không cảm nhận nước đang dần sôi, chú ếch an nhàn tận hưởng. Nhưng khi gặp thử thách, khó khăn, thất bại thực sự, ếch không thể giậm chân tại chỗ được nữa và muốn thoát ra thì đã quá muộn, chỉ còn cách chờ chết và trở thành món ăn của ai đó.
Trong cuốn sách tạm dịch sang Tiếng Việt là “Năng lực chỉ xuất hiện khi bị ép buộc” có đề cập rằng cuộc sống đòi hỏi sự quản lý và khả năng bị ép buộc. Hầu hết mọi người cần phải tàn nhẫn với chính mình. Để thoát khỏi cảm giác bất lực trong cuộc sống, ít nhất hãy để bản thân thực hiện 4 điểm sau:
1. Giải phóng bản thân và thay đổi cách tư duy
Không phải người khác, mà chính sự thiếu nghi ngờ của bạn mới là hạn chế lớn nhất đối với tương lai và thành tựu của bạn.
Mọi người ở nhà và không muốn nhìn ra thế giới bên ngoài vì họ ngại khám phá; mọi người trì hoãn hoặc không muốn thử những điều mới vì họ không thể vượt qua nỗi lo lắng bên trong về những yếu tố không chắc chắn. Cách duy nhất để thoát khỏi sự gò bó của bản thân là tự mình phát triển.
Cuộc sống đầy bất trắc và bất ngờ, chỉ có sự trưởng thành mới có thể đương đầu với nó. Bạn không thể kiểm soát những thay đổi của thế giới bên ngoài, nhưng bạn có thể kiểm soát sự phát triển của chính mình và do đó thích nghi với những thay đổi của thế giới bên ngoài.
Vì vậy, chúng ta phải theo đuổi sự phát triển của bản thân, thoát khỏi nỗi đau của sự kiềm chế bản thân, đưa ra những lựa chọn tốt hơn, tự nhận thức cuộc sống tốt hơn và sống hết mình vì những điều tốt đẹp.
2. Hãy vượt qua nỗi sợ hãi
Trong cuốn sách “Evolution” tạm dịch là “Tiến hóa” có đề cập rằng việc trốn tránh những sự cố và nhiệm vụ khiến chúng ta sợ hãi là điều tự nhiên nhất trên thế giới. Để giảm bớt lo lắng và sợ hãi, mọi người thường chọn cách trốn chạy. Cũng giống như một số người nói, “Tôi sợ nói trước đám đông”, không phải sợ ai đó trong khán giả sẽ đến và tấn công cá nhân họ, mà họ sợ xấu hổ và thất bại khi họ nói sai. Hầu hết cảm giác sợ hãi này bắt nguồn từ hai nỗi sợ, đó là: sợ mất mát và sợ cực khổ.
Một mặt, con người sợ mất đi những thứ mình ấp ủ sau khi thay đổi do ảnh hưởng của tư duy “sợ mất mát”. Ví dụ, một số người không sẵn sàng thay đổi công việc vì họ không muốn có mức lương thấp hơn hiện tại và họ sợ đồng nghiệp mới khó gần và phải làm quen lại từ đầu. Một số người miễn cưỡng kết hôn vì họ sợ rằng họ sẽ không bao giờ tìm được người khác tốt hơn như thế dù không hẳn họ yêu đối phương. Nhiều lựa chọn không khôn ngoan trong cuộc sống đã được chọn là do kiểu suy nghĩ này. Cách duy nhất để phá vỡ kiểu tư duy này là phân tích vấn đề một cách cẩn thận và kỹ lưỡng và sau đó thay đổi cách nghĩ.
Nỗi sợ hãi chủ yếu là sự hiểu lầm và giả định do những suy nghĩ không thấu đáo và không ổn định. Vì vậy, chỉ có thể đưa ra kết luận hợp lý bằng cách phân tích dựa trên các đầu mối hoặc nguyên tắc tư duy chân thực và khách quan.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nghĩ ở một góc độ khác, nếu chúng ta thay đổi, chúng ta sẽ nhận được gì? Thay vì chỉ nghĩ về những gì bạn sẽ mất. Chỉ bằng cách này, những người sợ chia tay và thay đổi công việc mới nhận ra rằng đối với bản thân, chỉ cần họ quyết định đúng, họ sẽ không mất mát nhiều.
Mặt khác, mọi người sẽ từ chối làm một số việc vì họ sợ đau khổ. Chẳng hạn như “Tôi sợ bỏ thuốc, không hút thuốc sẽ khó chịu thế nào”; “Tôi sợ học bơi vì xuống nước rất mệt và tôi sẽ no nước mấy ngày đầu tiên” …
Cách duy nhất để phá vỡ ý tưởng này là dũng cảm vượt ra khỏi khuôn mẫu. Hẳn ai cũng nhận ra rằng, thực tế mỗi chúng ta đều đã trải qua rất nhiều khó khăn và học hỏi được rất nhiều điều. Chúng ta phải tin chắc rằng mình có thể học hỏi và phát triển, miễn là bạn có dũng khí để hành động.
3. Đặt tiêu chuẩn cao hơn bình thường một chút nhưng đừng quá sức
Tolstoy đã nói: Sứ mệnh của loài người là không ngừng nỗ lực hướng tới sự hoàn mĩ.
Được mệnh danh là “nhà hiền triết” của Nhật Bản, Kazuo Inamori luôn tuân thủ một nguyên tắc: Theo đuổi sự trong sáng và hoàn hảo trong công việc, không cho phép sự mơ hồ và thỏa hiệp tồn tại, thậm chí không thể bỏ qua chi tiết của mọi vấn đề. Mặc dù trên thực tế không có gì là hoàn hảo, nhưng chúng ta vẫn phải lấy sự hoàn hảo làm tiêu chuẩn để định hướng bản thân.
Chỉ bằng thái độ nghiêm túc theo đuổi “chủ nghĩa hoàn hảo” và nỗ lực để có được điều này thì việc xảy ra sai sót mới có thể giảm bớt.
Trong tất cả các lĩnh vực, không ai có thể đạt được thành công chỉ nhờ sự cố gắng nửa vời hay vô nghĩa.
Vì vậy, để đạt được những thành tựu và kết quả trong lĩnh vực mà bạn đang tham gia, bạn phải đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân và nỗ lực hướng tới mục tiêu cao nhất.
Có nhiều người hỏi rằng: Làm thế nào để khiến bản thân trở nên tốt hơn? Ai cũng muốn trở nên tốt hơn, nhưng họ không biết bắt đầu từ đâu.
Trong cuốn sách “Năng lực chỉ xuất hiện khi bị ép buộc” có đề cập rằng năng lực sẽ dẫn các cá nhân đến một cảnh giới của sự tự do. Đôi khi, bạn phải ép buộc bản thân, bởi vì nếu bạn không ép mình, bạn sẽ không thể kiểm tra sâu sắc bản thân, không thể khám phá giới hạn của khả năng của mình và bạn sẽ không thể thoát khỏi tình trạng khó khăn của chính bạn.
Nhiều người đã vượt qua giới hạn và đạt được mục tiêu của họ bằng cách hơi khắt khe với bản thân vào thời điểm quan trọng. Bạn không đủ ưu tú, có thể là do bạn chưa đủ tàn nhẫn với chính mình.
4. Thoát ra vùng thoải mái của chính mình để trở nên ưu tú hơn
Tất cả các nguồn gốc của vấn đề là do chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào vùng thoải mái. Từ lâu, nhà khoa học quản lý Drucker đã nói: Những người lao động tri thức ngày nay có tuổi thọ làm việc lâu hơn nhiều so với tuổi thọ của một nhân viên công ty. Điều này có nghĩa là rất khó để một người chỉ mãi làm việc ở một công ty cũng như chỉ một vị trí trong suốt cuộc đời.
Nếu bạn chỉ ở trong vùng an toàn, bạn sẽ chỉ bị đào thải theo thời gian. Do đó, việc tăng tốc độ học hỏi và mở rộng vùng thoải mái phải nhanh hơn tốc độ thay đổi của thời đại, có như vậy thì bạn mới không bị đào thải và trở nên ưu tú.
Xem thêm các bài viết của Mai Bá Phúc: