Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Vậy CEO Đặng Lê Nguyên Vũ đã khởi nghiệp như thế nào để đi đến thành công? Hãy cùng Mai Bá Phúc tìm hiểu nhé!
Biệt danh “Vua cà phê”
Đặng Lê Nguyên Vũ hiện đang là một doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là một trong 2 người từng được Forbes vinh danh.
Sẽ không quá lời khi nói rằng, ở bất kỳ cuộc hội thảo nào về doanh nhân Việt Nam, hay về thương hiệu Việt, cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đều là đề tài nóng được mọi người nhắc tới.
Đặng Lê Nguyên Vũ đã và đang trở thành một thần tượng, một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam học tập và noi theo. Ông là một hình mẫu điển hình cho doanh nhân Việt Nam ở thế kỷ mới.
Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh là “Ông vua cà phê Việt”. Với ngành kinh doanh cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ đã làm cho cả đất nước phải sửng sốt và nể phục. Trung Nguyên từ lâu đã nổi tiếng là một doanh nghiệp đi đầu trong ngành cà phê hòa tan khi đã từng có lúc chiến thắng “đại gia” Nestle trên sân nhà. Tuy nhiên không dừng lại tại sân nhà, Đặng Lê Nguyên Vũ không nhữngmuốn làm lãnh đạo cà phê thế giới của “vua cà phê Việt”, mà còn muốn tấn công sang cả thủ phủ cà phê thế giới Mỹ.
Với vị Tổng Giám đốc của Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên này chuyện kinh doanh buôn bán cà phê là cực kì đơn giản: “Với cái đầu của tôi, chuyện bán cà phê dễ ẹc”! – Ông nói.
Trong năm 2012, ông chủ của thương hiệu cafe Trung Nguyên này đã được vinh danh là một trong 3 giảng viên có cống hiến nhiều nhất trong Chương trình “1000 doanh nhân đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”.
Tuổi thơ đầy gian nan vất vả
Đặng Lê Nguyên Vũ hiện đang là một doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là một trong 2 người từng được Forbes vinh danh. Tuy nhiên tuổi thơ ông đã phải trải qua rất nhiều khó khăn vất vả. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
Tuổi thơ ông trải qua nhiều gian nan vất vả những ngày bẻ ngô, chăm lợn và giúp mẹ đóng gạch. Thời đi học của ông là những cảnh lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km trong suốt chín năm, ngày nắng cũng như mưa. Niềm vui trên con đường dài gian khổ đến trường là khi đi ngang qua trạm thuế vụ, thỉnh thoảng được những người buôn bán tốt bụng cho đồ ăn lúc thì có được quả chuối chín, lúc là vài củ khoai lang ăn sống… trong những lúc đói khát.
Nhà tuy nghèo nhưng năm nào ông cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm 1990, mẹ ông như vỡ òa trong niềm vui khi hay tin con trai mình thi đậu trường Đại học Y Tây Nguyên. Tuy nhiên để có tiền cho con đi học mẹ ông đã phải bán đi nhiều lúa và nhiều thứ khác trong nhà. Vừa đi học, ông vừa đi làm thêm kiếm sống.
Bỏ học Đại học để đi làm kinh doanh
Khi đang học năm thứ ba, ông đã quyết định bỏ học đi làm kinh doanh. Biết được tin này mẹ ông đã khóc gần như hết nước mắt. Ông quyết định ra đi lập nghiệp chỉ với 100.000 đồng trong tay của ba người bạn góp nhặt lại cho mình.
Năm 1996, ông cùng với 3 người bạn của mình quyết tâm thực hiện giấc mơ kinh doanh cà phê đã lập nên một quán cà phê nhỏ mang tên “Hãng Cà phê Trung Nguyên”. Với số vốn ban đầu hầu như không có gì và chiếc xe đạp cũ, ông đạp xe đi khắp nơi thu mua cà phê về rang, xay và bỏ cho các quán. Nhiều người trong nghề đã cười nhạo khi thấy tất cả hoạt động của Trung Nguyên từ khâu rang, xay đến chế biến… chỉ được thực hiện trong gian nhà gỗ vỏn vẹn 2,8m2. Họ cho rằng ông khó có thể theo kịp để mà cạnh tranh với họ. Không để ý tới những điều đó, ông vẫn vững tin vào lựa chọn của mình.
Năm 1998, Trung Nguyên lần đầu tiên được nhắc đến như là doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu và bắt đầu xuất hiện các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên.
Năm 2005, Hãng cà phê Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả đối thủ nước ngoài. Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.
Tháng 2 năm 2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua Cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller.
Không ai có thể phủ nhận phong cách khác biệt và cao cấp của Cà phê Trung Nguyên. Đặng Lê Nguyên Vũ đã rất tinh tế khi đưa khách hàng của mình vào lối sống văn hóa đó qua câu khẩu hiệu: “Khơi nguồn sáng tạo”.
Hàng loạt các loại cà phê của Trung Nguyên đã tạo ra một khuynh hướng mới cho giới trẻ Việt Nam, từ các nhân viên văn phòng đến các sinh viên và cả lứa tuổi học sinh. Ông chủ của Trung Nguyên gọi đó là phong cách cà phê Việt.
Nguồn tin: Tổng hợp từ Báo Kinh Doanh & Pháp Luật
Xem thêm các bài viết: