Từ một công ty cung cấp nhỏ lẻ, Samsung đã trở thành tập đoàn công nghệ điện tử hàng đầu thế giới và cũng là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Apple. Đằng sau sự thành công đó là sự dẫn dắt và quản lý một cách sáng tạo của chủ tịch Lee Kun Hee. Cách quản lý của ông đã để lại bài học và cảm hứng cho các công ty, doanh nghiệp nhỏ đang khởi nghiệp. Hãy cùng nhau tìm hiểu cách quản lý nhân sự của chủ tịch Lee Kun Hee để rút ra những bài học cho riêng mình về cách quản lý doanh nghiệp nhé!
Xây dựng Tiêu chuẩn làm việc và cách quản lý nhân sự mới
Khác với những công ty khác tại Hàn Quốc, giờ làm việc tại tập đoàn Samsung bắt đầu từ 7 giờ sáng, kết thúc vào 4 giờ chiều; thay vì từ 9h- 6h tối. Và điều đặc biệt, tất cả nhân viên đều phải ra về lúc 4 giờ chiều, để dành thời gian cho gia đình và các hoạt động xã hội. Ngoài ra, đó là thời gian để nhân viên có thể tham gia các khóa đào tạo ngoài giờ của tập đoàn, không ảnh hưởng tới thời gian làm việc. Một nhân viên của Samsung đã nói rằng “Bạn phải tuân thủ nguyên tắc theo tôn ti trật tự. Nếu không, sức ép đè lên bạn sẽ tới mức không chịu đựng nổi. Nếu không thể tuân theo một mệnh lệnh cụ thể nào đó, bạn không thể tiếp tục ở lại công ty.”
Luôn linh hoạt để vượt trội
Nhân viên tại Samsung luôn linh hoạt trong học hỏi và cập nhật các công nghệ, thông tin mới để luôn nằm trong TOP đầu. Mặc dù trên thực tế, Samsung là đối thủ cạnh tranh lớn của Apple nhưng Apple vẫn được tôn là ông lớn của điện thoại di động siêu phẩm. Samsung đã luôn liên tục học hỏi và tiếp cận dần dần với phân khúc điện thoại cao cấp. Hiện nay, các dòng table hoặc điện thoại cao cấp như Galaxy, Note là minh chứng cho điều này. Samsung đã đạt được thành công nhất định khi được coi là đối thủ đáng gờm nhất của Apple – số lượng điện thoại Galaxy được tiêu thụ trên thế giới cao hơn nhiều so với số lượng iPhone. Với cách quản lý nhân sự là để cho nhân viên tự làm, tự học hỏi và trau dồi, chủ tịch Lee Kun Hee đã tạo tiền đề cho sự vững mạnh về nhân lực Samsung sau này.
Tạo cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ nhân viên
Ông Kun Hee hiểu được tác dụng của sự cạnh tranh công bằng đối với động lực phấn đấu của mỗi nhân viên. Chính vì vậy, cách quản lý nhân sự của ông là sa thải 5 – 10% nhân sự không thể thay đổi hiệu quả trong công việc, giáng chức 25 – 30% nhân viên và chỉ 5 -10% nhân viên xuất sắc mới được tiếp tục bồi dưỡng để trở thành lãnh đạo cấp cao. Chính điều này đã làm nên sự thay đổi nhân sự với tốc độ chóng mặt ở các vị trí lãnh đạo cấp cao tại Samsung. Với cách quản lý nhân sự hiệu quả này đã giúp nâng cao cấp độ nhân viên mỗi ngày.
Linh hoạt thay đổi mục tiêu và cách quản lý nhân sự theo từng giai đoạn, quý, năm
Samsung luôn hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn điện tử công nghệ lớn nhất toàn cầu. Chính vì thế, chủ tịch Lee Kun Hee luôn dành thời gian để phân tích và lập lại các định hướng phát triển doanh nghiệp, dựa trên từng giai đoạn khác nhau. Ngoài ra thay đổi và luôn linh hoạt trong cách quản lý nhân sự hiệu quả.
Khi đang ở giai đoạn phát triển, Samsung hướng tới mục tiêu khiến thương hiệu trở nên quen thuộc với mọi người, đưa nó lên tầm thương hiệu đẳng cấp thế giới. Sau đó, Samsung định hướng tập trung vào thị trường toàn cầu, để người người nhà nhà đều có ít nhất 1 thiết bị của Samsung.
Ngoài ra, Samsung còn thường xuyên tài trợ cho các hoạt động văn hóa xã hội, thể dục thể thao như Olympic, các đội bong thế giới, giải vô địch thể thao mở rộng như Taekwondo,… Hiệu quả nhất là khi tài trợ cho Olympic đã đưa thương hiệu của Samsung ra toàn thế giới.
Cách quản lý nhân sự và phát triển nhân tài ở tầm quốc tế
Tiêu chuẩn đào tạo nhân viên tại Samsung vô cùng cao và thức thời. Với những nhân viên làm việc lâu năm hoặc có thâm niên ít nhất 3 năm, phải đi vòng quanh thế giới trong 1 năm để học hỏi và trải nghiệm môi trường làm việc mới. Những nhân viên này sẽ được học hỏi về ngôn ngữ, đời sống, văn hóa tại các vùng miền, quốc gia mới. Điều này đã giúp Samsung có đội ngũ nhân viên vô cùng linh hoạt và thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh. Samsung đã dần đào tạo được một đội ngũ nhân sự vô cùng tinh nhuệ và mang tầm quốc tế, ít có tập đoàn nào có thể bắt kịp.Luôn tin tưởng vào đội ngũ nhân viên đã tuyển dụng
Samsung là tập đoàn nổi tiếng về các sản phẩm công nghệ – kỹ thuật, ngoài việc chú trọng nâng cấp chất lượng máy móc, cách quản lý nhân sự cũng được quan tâm chu đáo. Đặc biệt, đề cao vai trò và tuyệt đối tin tưởng nhóm nhân viên kì cựu, những người có kiến thức quản lý và kinh nghiệm làm việc lâu năm.
Ông Lee Kun Hee cùng đội ngũ lãnh đạo cấp cao luôn gặp gỡ, trao đổi ý kiến và quan tâm đến cách quản lý nhân sự của những người này. Giám đốc Marketing toàn cầu của tập đoàn là ông Eric Kim đã nói “Quan trọng nhất là chúng tôi muốn nhấn mạnh sự thay đổi dựa trên cơ sở nền tảng là các chuyên gia và nhà quản lý hiện tại”
Bộ phận Marketing của Samsung luôn là bộ phận chiến lược
Nhận thức về thương hiệu sản phẩm luôn là một trong những chiến lược phát triển nhân sự. Nó đề cao vai trò Marketing nội bộ doanh nghiệp, để tuyên truyền và nhân thức tốt hơn về doanh nghiệp.
Với 55 công ty con được xây dựng nhằm mục tiêu thúc đẩy quảng bá sản phẩm trên toàn thế giới. Samsung đã quảng bá sản phẩm với hơn 20 slogan khác nhau. Samsung khi tung ra sản phẩm mới luôn đạt được lượng tiêu thụ cao. Nó hấp dẫn người dùng, nhất quán trong từng sản phẩm (logo, thông điệp thương hiệu và bao bì sản phẩm). Samsung luôn đi kèm các chiến lược quảng bá thông qua tài trợ cho các chương trình, giải đấu lớn. Điều này giúp Samsung luôn được biết tới khắp nơi.
Luôn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng nhất
Các chiến lược quản lý nhân sự mới là cuốn thánh kinh cho đội ngũ nhân sự Samsung. Nó được đưa vào văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Samsung: không bao giờ tự thỏa mãn và luôn hướng tới cải tiến chất lượng sản phẩm, chinh phục khách hàng toàn cầu.
Khi đã phát hiện lỗi nhỏ, chủ tịch Lee Kun Hee đã yêu cầu phá hủy toàn bộ 150 máy SH-700 trước mắt 2000 nhân viên, và điều tra trách nhiệm từ cấp trên xuống dưới. Nó đã khẳng định đúng tuyên ngôn mà Samsung cam kết: “Chúng ta sẽ cống hiến nhân lực và công nghệ tạo ra những sản phẩm và dịch vụ vượt trội, nhằm đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt hơn”.
>>> Xem thêm các bài viết tại Mai Bá Phúc